Một tình huống thú vị
tôi từng gặp: Người nhắc tôi tắt xi nhan lại cũng đang quên tắt xi nhan (và dĩ
nhiên là tôi cũng nhắc lại người ta tắt xi nhan đi). Trong cuộc sống cũng thế,
đôi khi người cho ta lời khuyên lại là người đang ở tình huống tương tự. Vậy
không phải ở người ra lời nói, mà chính nội dung của người nói mới là điểm mấu
chốt. Một kẻ vô đạo đức cùng cực vẫn có thể nói ra những lời đứng đắn.
Trong tranh luận, có một
thuật ngữ gọi là Ad Hominem và Ad Hominem Tu Quoque (tạm hiểu là công kích cá
nhân và “bạn cũng vậy”). Mô hình của kiểu ngụy biện này là: A đưa ra quan điểm
về một vấn đề; B công kích cá nhân A để người thứ ba thấy đạo đức của A mà đâm
ra nghi ngờ lập luận của A.
- Anh/chị abcxyz thế này thì làm sao có thể đưa ra được một điều gì đúng đắn (trong phạm vi abcxyz đó) được.
- Anh đã làm được những gì chưa mà chê bai họ, có giỏi thì làm như họ đi.
- Anh/chị abcxyz thế này thì làm sao có thể đưa ra được một điều gì đúng đắn (trong phạm vi abcxyz đó) được.
- Anh đã làm được những gì chưa mà chê bai họ, có giỏi thì làm như họ đi.
Đây là một sai lầm thường
gặp và cực kỳ nguy hiểm khi tranh luận mà tôi vẫn thấy đầy rẫy trên mạng xã hội,
có lẽ vì nó dễ làm và dễ khiến cho người thứ ba ngả về hướng kẻ đưa ra kiểu ngụy
biện này. Tranh luận đứng đắn không có chỗ cho công kích cá nhân. Tranh luận đứng
đắn là ở chỗ chúng ta quan tâm và tranh luận ở quan điểm và cách lập luận.
À, còn một phát sinh
thêm của kiểu ngụy biện này, đó chính là sự ẩn danh. Trường hợp Tony buổi sáng
là một ví dụ. Có nhiều người quan điểm rằng vì Tony không chính danh nên nói ra
điều gì cũng chỉ là không chính danh. Tôi cho đó là một sai lầm. Chúng ta không
cần quan tâm Tony là ai, chúng ta xem xét quan điểm và cách lập luận của Tony
có hợp lý không. Nếu hợp lý thì ta theo, không thì bỏ qua. Còn vấn đề hợp lý
trong quan điểm và cách lập luận của Tony thì tôi không bàn ở đây.
Dĩ nhiên trong mặt
tinh thần của mỗi chúng ta, ai cũng đã từng trải qua ít nhất một lần như vậy.
Đó là cảm tính nhất thời, không tránh được, nhưng không được để nó chi phối lý
trí khi tranh luận vấn đề, điều đó sẽ làm cho sự đứng đắn và độ tin cậy của lập
luận chúng ta yếu đi.
NâuC,03/12/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét