Lò được khai quật 2 lần vào năm 1997 và 1998 do bảo tàng lịch sử tại TPHCM thực hiện trong phong trào kỉ niệm 300 năm thành lập SG - TPHCM, đặc biệt là những di tích liên quan đến quá trình hình thành SG - TPHCM
Việc khai quật cho biết lò gốm này được hình thành vào khoảng đầu TK 18, có vị trí cực kỳ đắc điạ nằm giữa ngã 3 kênh: Tàu Hủ - Ruột Ngọa. Lò gốm là lò đất cao 5 - 6 m, chiều dài là 41m, chiều ngang rộng nhất khoảng 16m, trên và xung quanh có nhiều cây keo già nên được gọi là gò cây keo. Lò gốm được chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: chủ yếu sản xuất lu, do đó nó có tên gọi dân gian là lò Lu (nếu bạn muốn tìm hiểu thực địa thì hãy hỏi người dân lò Lu thay vì lò Hưng Lợi).
- Giai đoạn hai: sản xuất các loại sản phẩm gốm và sành men nâu, men vàng và không men. Giai đoạn này có thêm các loại: hủ, khạp, hộp, siêu, nồi có tay cầm, ... dưới đáy khắc 3 chữ Hưng Lợi diêu (lò Hưng Lợi). Bên cạnh đó, là các kiểu chậu bông hình tròn hay lục giác, bát giác phủ men xanh làm hay đồng - màu men đặc trưng của "gốm Sài Gòn".
- Giai đoạn ba: sản xuất thêm chén, tô, dĩa, ly, cốc, muỗng, ấm trà, lư hương... men trắng hoa văn men xanh và men nhiều màu, chai men trắng ngà... Sản phẩm làm bằng bàn xoay, nhiều sản phẩm cải tiến về tạo dáng và hoa văn để nâng cao tính thẩm mỹ và nhu cầu sử dụng. Giai đoạn này (đầu thế kỷ XX - 1940), do quá trình đô thị hóa ở Chợ Lớn nên các ngành nghề này chuyển dần ra ngoại ô hoặc tỉnh khác. Theo điều tra dân tộc học thì lò gốm ở Lái Thiêu, Biên Hòa có nguồn gốc từ lo Hưng Lợi.
Khi tìm thấy được di tích, người trẻ đã rất xót xa. Một trong 2 di tích khảo cổ cấp quốc gia ở Sài Gòn mà não nề, u ám, ... nhất là trong một chiều mưa như trút nước. Người trẻ đã lau chùi, vệ sinh lại những bàn thờ tổ, thờ quan công; vái lạy, tiếc là không mang theo nhang đèn.
Phú Định, 22/5/2014
Tình cờ lướt qua biết được thông tin và đọc bài viết của anh ! Nhìn những hình ảnh hiện nay của di tích này mà trong lòng cũng bâng khuâng một cảm giác bùi ngùi,xót xa đến khó tả cho một nơi có thể xem là chứng nhân ,nơi đã từng in biết bao dấu chân của người xưa nơi Sài Gòn hơn 300 trăm năm lịch sử này ...
Trả lờiXóa